Kết quả tìm kiếm cho "tri thị trấn Cái Dầu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 9643
Về thăm các gia đình chính sách ở xã Tân Hội (tỉnh An Giang), bên tách trà ấm trong những căn nhà Tình nghĩa, chúng tôi lặng nghe những câu chuyện chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ. Những ký ức ấy khiến chúng tôi càng thấm thía hơn những mất mát của thế hệ cha ông và thêm trân trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đã có một lực lượng đặc biệt xung phong lên đường ra tiền tuyến. Đó là lực lượng Thanh niên xung phong.
Làng nghề đan lục bình ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tuy (tỉnh An Giang) là nơi làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang tính thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao qua bàn tay khéo léo, sự cần mẫn của người dân.
Giữa nhịp sống đô thị ngày càng hối hả, người ta thường tìm đến các quán cà phê gần gũi với thiên nhiên. Không đơn thuần là nơi thưởng thức hương vị cà phê, những không gian xanh mát, rộng rãi, tràn ngập ánh sáng tự nhiên trở thành “liều thuốc” tinh thần khá hữu hiệu.
Sáng 25/7, UBND tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và Khoáng sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giang Thanh Khoa chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang.
Hôm nay, ngày 25/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới, tiếp nối truyền thống vẻ vang của lực lượng BĐBP tỉnh: Đoàn kết - mưu trí - dũng cảm - ý chí kiên định nơi đầu sóng ngọn gió, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.
Tôi gọi dì bởi dì cũng trạc tuổi mẹ tôi. Qua hai lần gặp - một lần ở bệnh viện khi dì chăm chồng bệnh, một lần tại căn nhà ở phường Rạch Giá, bằng giọng miền Tây chân chất, mộc mạc, dì kể chuyện có đầu có đuôi, có tình tiết đủ để tôi hiểu về cuộc đời một người đàn bà Nam bộ mang cái tên giản dị: Hai Hoa.
Liệt sĩ Ngô Văn Liên (sinh năm 1952), quê ở Nghệ An hy sinh vào tháng 9/1972 ở mặt trận phía Nam, khi đất nước gần giải phóng. Ông ngã xuống ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Một lần nằm xuống, mà hơn nửa thế kỷ sau ông mới có dịp trở về cố hương…
Công tác chăm lo người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm mà còn là nét đẹp trong truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc Việt Nam. Những thành quả đạt được thể hiện sự tri ân sâu sắc, tạo động lực để toàn xã hội tiếp tục chung tay, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân văn và nghĩa tình.
Tôi cất tiếng khóc chào đời trong nước mắt của cả gia đình tiễn mẹ tôi đi mãi sau khi sinh tôi. Khi tôi còn đỏ hỏn, bà nội đã vượt hàng ngàn cây số, ôm chiếc túi vải nhỏ lặn lội từ quê ra đón tôi về nuôi. Không có mẹ trong những năm tháng đầu đời, nhưng tôi may mắn có ông bà nội thay cha mẹ thương yêu suốt một đời.
Với những sáng tác đa dạng ở nhiều thể loại, đậm chất Nam bộ, tác giả Trần Ngọc Hòa - hội viên Phân hội Văn học, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Kiên Giang để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua các tác phẩm viết về chiến tranh, con người và cảnh sắc miền Tây.